Niềng Răng Là Gì ?
Hiện nay, để phục vụ cho nhu cầu niềng răng khác nhau (thẩm mỹ, thời gian, giảm đau,...) của khách hàng, có khá nhiều loại hệ thống niềng răng trong điều trị chỉnh nha. Với càng nhiều sự lựa chọn, sẽ để lại cho khách hàng nhiều câu hỏi: "Liệu loại hệ thống niềng răng nào sẽ phù hợp với tôi?". Hãy cùng Nha khoa Á Đông tìm hiểu những ưu và nhược điểm của từng loại để giúp bạn có thể quyết định được loại nào phù hợp với bạn nhất nhé!
1. Niềng răng là gì?
Niềng răng (Chỉnh nha/ Orthodontic) là một phương pháp được sử dụng trong lĩnh vực Răng – Hàm – Mặt để tác động, di chuyển vị trí của những chiếc răng lệch lạc về đúng vị trí, giúp cho hàm răng đều đẹp, cân đối góp phần làm cho khách hàng luôn cảm thấy tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Có nhiều phương pháp niềng răng nhưng có cùng đích đến là hàm răng đều đặn
Ngày nay, niềng răng là phương pháp điều trị tối ưu trong nha khoa, bởi phương pháp này sẽ bảo tồn sự nguyên vẹn của răng thật, khắc phục được hầu hết các tình trạng sai lệch của răng, phù hợp với mọi lứa tuổi, chi phí hợp lý.
Thông tin Nha Khoa Á Đông cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu khái quát về phương pháp niềng răng, có những khí cụ nào cùng chi phí điều trị ra sao nhé.
2. Lợi ích của niềng răng
Bên cạnh lợi ích thẩm mỹ thì biện pháp niềng răng còn mang đến một số điểm cộng đáng chú ý như sau:
- Cải thiện khả năng nhai thức ăn
- Giảm sâu răng và bệnh nha chu
- Giảm tình trạng mòn và sứt mẻ răng
- Dễ dàng đánh răng, làm sạch và xỉa răng
- Giảm thiểu nguy cơ suy giảm khả năng nói
- Giảm nguy cơ chấn thương do răng nhô ra
3. Đối tượng niềng răng
Các trường hợp nên thực hiện niềng răng gồm:
- Răng hô
- Răng móm
- Răng cong lệch
- Răng thưa, nhiều vị trí bị hở
- Răng quá nhiều, mọc lởm chởm
4. Tuổi tác có ảnh hưởng đến niềng răng không?
Quá trình cơ học được sử dụng để di chuyển răng là giống nhau ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, lợi ích mà phương pháp này đem lại cho mọi người, ở bất cứ độ tuổi nào, là như nhau. 10-14 tuổi được xem là “giai đoạn vàng” cho việc niềng răng vì đây là lúc xương vẫn đang phát triển và răng có thể dễ dàng dịch chuyển.
Tuy vậy, khi vượt quá lứa tuổi này, bạn vẫn niềng răng được. Bằng chứng là có rất nhiều người trưởng thành tìm đến phương pháp này nhằm có được hàm răng khỏe đẹp. Sự khác biệt chính giữa phương pháp điều trị ở người lớn và trẻ em là niềng răng cho người lớn mất nhiều thời gian hơn vì xương ở người trưởng thành đã cố định, không còn phát triển như xương trẻ em.
5. Niềng răng có đau không?
Thật không may, những áp lực mà dụng cụ khí cài gây ra cho răng sẽ khiến bạn có cảm giác đau nhức, mặc dù không làm răng tổn thương. Ngoài ra, bạn có thể bị loét bên trong nướu và trên môi. Súc miệng bằng dung dịch nước muối sẽ giúp giảm bớt áp lực và đau đớn. Tất cả các tác dụng phụ này sẽ giảm dần sau một vài tuần.
Một khó khăn khác bạn cần khắc phục là vấn đề ăn uống và vệ sinh răng miệng. Bạn vẫn phải dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và chải răng 2 lần/ngày. Song việc làm này sẽ tốn thời gian hơn. Việc phát âm cũng sẽ hơi khó khăn, nhưng khi nghĩ tới mục tiêu cuối cùng là có được hàm răng đẹp, bạn sẽ có thêm động lực để cố gắng.
6. Có những loại niềng răng nào?
Chỉnh nha có rất nhiều loại khí cụ, khí cụ chức năng, khí cụ tăng trưởng,…từ cố định cho đến tháo lắp (tháo ra lắp vào). Nhưng thực sự liệt kê các phương pháp niềng răng ở đây là hệ thống chỉnh nha toàn diện (tất cả các răng và vấn đề khớp cắn, thẩm mỹ,.. được điều trị trong cùng 1 đợt). Các khí cụ niềng răng tháo lắp, khí cụ cố định hỗ trợ chỉnh nha khác là phần bổ sung cho điều trị chỉnh nha toàn diện không được kể ra ở đây.
Về cơ bản chỉnh nha/ niềng răng toàn diện hiện nay chia thành 2 loại:
- Hệ thống chỉnh nha toàn diện cố định là các loại mắc cài gắn trên răng
- Hệ thống chỉnh nha toàn diện bằng khay trong (Aligner), tự đeo bởi bệnh nhân
Dưới đây là những ưu và nhược điểm của từng loại để giúp bạn có thể quyết định được loại nào phù hợp với bản thân nhất nhé!
(1) Mắc cài kim loại
Niềng răng bằng các chất liệu làm từ kim loại là phương pháp được ra đời sớm nhất và cũng phổ biến nhất hiện nay.
Sử dụng những mắc cài và dây cung từ kim loại cao cấp không bị gỉ để có thể nắn chỉnh lại răng. Ngày nay, công nghệ niềng răng từ kim loại đang ngày càng phát triển: các mắc cài kích thước nhỏ hơn, khó nhận ra hơn, và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
Phương pháp niềng răng kim loại chi phí không quá cao, thời gian niềng răng ngắn và có thể khắc phục được rất nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng.
(2) Mắc cài sứ
Phương pháp này sử dụng các dây cung kim loại trong phương pháp truyền thống để kết hợp với những mắc cài được làm bằng chất liệu sứ sinh học.
Các mắc cài sứ có kích thước tương tự như mắc cài kim loại nhưng lại khó nhận ra hơn bởi màu sắc của chúng được chế tạo giống như màu men răng tự nhiên của bạn, mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
Hiệu quả mà niềng răng mắc cài sứ mang lại tương tự như phương pháp niềng răng kim loại truyền thống.
3) Niềng răng Invisalign (sử dụng khay trong/ máng trong)
Niềng răng Invisalign gồm một chuỗi các khay niềng trong suốt, được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân và sử dụng lần lượt ở từng giai đoạn khác nhau trong suốt quá trình chỉnh răng.
Với công nghệ tiên tiến, phương pháp niềng răng Invisalign vạch rõ kế hoạch điều trị, từ vị trí ban đầu của răng cho đến khi răng về đúng vị trí.
Ưu điểm của phương pháp niềng răng này là: đảm bảo độ thẩm mỹ, dễ vệ sinh, rút ngắn số lần tái khám. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp răng khuyết điểm ở mức độ nhẹ,
Quy trình niềng răng Invisalign như sau:
- Chụp ảnh, phim X-quang và lấy dấu răng
- Lên phác đồ điều trị
- Thiết kế khay niềng Invisalign
- Nhận khay Invisalign, đeo hàm theo chỉ định, theo dõi lộ trình và tái khám định kỳ.
4) Niềng răng silicon (niềng răng trainer)
Niềng răng silicon (còn gọi là hàm Trainer) là loại khí cụ chỉnh răng tại nhà, định hướng cho răng trẻ em mọc đều hơn, tránh tình trạng răng mọc thưa, lệch lạc. Hỗ trợ quá trình niềng răng về sau, giúp thời gian niềng răng được rút ngắn.
(5) Niềng răng 3d clear
Là sử dụng bộ khay niềng trong suốt để chỉnh răng thay thế cho mắc cài và dây cung. Khay niềng được thiết kế đặc biệt, để di chuyển răng về đúng vị trí.
Khay niềng răng 3d clear sẽ không gây trở ngại trong quá trình ăn uống hay vệ sinh răng miệng.
Người đeo niềng chỉ cần đeo khay niềng từ 20 giờ trở lên/ngày là sẽ có kết quả.
Niềng răng 3d clear được kiểm chứng là an toàn với khoang miệng. Người niềng răng có thể hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng, mà không lo bị kích ứng với cơ thể. Đồng thời, chỉ cần đi khám 6 tháng/ lần, tự thay khay niềng ở nhà khoảng 15 ngày/ lần để đảm bảo kết quả điều trị tối ưu.
7. Chi phí từng loại niềng răng
Trên thực tế, sự khác biệt của những hệ thống niềng răng này chủ yếu phụ thuộc vào vật liệu tạo thành, chất lượng sản phẩm, hãng sản xuất, và công dụng của nó trong quá trình điều trị.
Tại nha khoa Á Đông, chi phí chỉnh nha (niềng răng) thường dao động từ 17 – 30 triệu đồng đối với hệ thống niềng răng mắc cài, và từ 2.000-6.000USD đối với hệ thống niềng răng khay trong. Chi phí một case niềng răng tùy thuộc vào thời gian điều trị, mức độ sai lệch của răng cần chỉnh và loại mắc cài khách hàng lựa chọn. Với những trường hợp phức tạp, khó thì quá trình niềng răng cần thời gian theo dõi lâu hơn, nhiều giai đoạn điều trị, chi phí sẽ cao hơn.
Và thông thường, tại Nha Khoa Á Đông, những chi phí chụp x-quang toàn hàm và x-quang sọ nghiêng để tiến hành tư vấn và xác định tình trạng răng, mức độ khó dễ của 1 case chỉnh nha đều được khấu trừ lại khi bạn quyết định điều trị tại Nha Khoa Á Đông, cùng nhiều phần quà tặng hấp dẫn hậu đãi đi kèm.
8. Hiệu quả hoạt động của niềng răng ra sao
Trước tiên, bạn cần nắm được, niềng răng, ở đây là phương pháp niềng răng mắc cài, sẽ có những khí cụ gì, đeo trên răng của bạn, mà bạn sẽ gặp phải nó xuyên suốt trong quá trình niềng răng. Cùng nha khoa Á Đông tìm hiểu nhé!
Niềng răng có thể trông đơn giản, nhưng thật chất nó có rất nhiều khi cụ, tất cả đều hoạt động cùng nhau giúp nắn chỉnh hàm răng của bạn.
Các loại khí cụ niềng răng thường gặp khi đeo niềng
Vậy làm thế nào niềng răng nắn chỉnh răng về đúng vị trí?
Bí mật của niềng răng đó chính là tạo áp lực liên tục, ở mức chịu được, lên răng của bạn theo thời gian. Hầu hết những áp lực này đến từ dây cung, cùng với sự hỗ trợ của thun và mắc cài. Dây cung có vai trò tạo ra lực kéo, đồng thời tạo áp lực lên răng để răng dịch chuyển về vị trí ban đầu của nó theo định hướng của mắc cài, dưới kinh nghiệm chuyên môn của Bác sĩ. Chúng sẽ từ từ điều chỉnh những chiếc răng được chỉ định về đúng với vị trí chính xác trên phác đồ mà Bác sĩ đã xây dựng.
Và bạn có biết rằng, phần lớn, chúng ta chỉ nhìn thấy phần thân răng phía trên, phần chân răng còn lại nằm sâu dưới nướu và xương thì không nhìn thấy được. Hầu hết, công việc khó nhằn mà niềng răng của bạn đang thực hiện lại nằm bên dưới nướu. Áp lực bạn đang cảm thấy trên răng, cũng đang được áp dụng cho màng nha chu nằm dưới nướu, giúp phần thân răng phía trên và chân răng phía dưới dịch chuyển cùng một lúc.
Bên cạnh đó, khi niềng răng và hệ thống mắc cài không đủ để điều chỉnh khớp cắn, các khí cụ chỉnh nha cũng được sử dụng như minivis, khí cụ nong hàm,.. để hỗ trợ quá trình niềng của bạn được thuận lợi, đẩy nhanh tiến trình điều trị hơn.
9. Thời gian đeo niềng là bao lâu?
Thời gian niềng răng ở mỗi người, mỗi case điều trị là khác nhau. Thông thường, trung bình thời gian niềng dao động từ 18 tháng đến 2 năm, hoặc nếu tình trạng răng của bạn ở mức độ phức tạp, thời gian đeo niềng có thể lâu hơn thời gian dự kiến của Bác sĩ.
Trong quá trình niềng răng bạn cần phải thường xuyên đi khám Bác sĩ để tái khám kiểm tra. Bác sĩ của bạn sẽ xem xét, đánh giá tình trạng răng cũng như lực mà mắc cài đang tác động lên răng. Nếu răng của bạn bị di chuyển và áp lực mà niềng gây ra giảm thì tức là việc niềng răng của bạn đang không đạt được hiệu quả, và sẽ kéo dài thời gian điều trị dự kiến.
Thông thường, phương pháp niềng răng mắc cài sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn so với phương pháp niềng răng khác, và thời gian chỉnh nha cũng nhanh hơn nhiều so với những phương pháp không sử dụng mắc cài.
Lời khuyên từ Nha Khoa Á Đông
Qua những thông tin Nha Khoa Á Đông cung cấp đến bạn, bạn sẽ thấy rằng mỗi loại hệ thống niềng răng đều có điểm mạnh và nhược điểm riêng. Vì vậy, để bạn có thể lựa chọn loại niềng răng phù hợp với bản thân nhất, bạn nên cân nhắc dựa trên các yếu tố sau đây:
- Mức độ tài chính cho phép của bạn
- Tính thẩm mỹ bạn mong muốn
- Sự tiện lợi và khả năng thích ứng với hệ thống niềng răng
- Tiến độ điều trị được nhanh chóng.
Ví dụ:
- Nếu bạn là người có yêu cầu cao về thẩm mỹ khi niềng răng, do đặc tính công việc phải giao tiếp nhiều thì niềng răng trong suốt Invisalign là lựa chọn hoàn hảo, hoặc bạn cũng có thể chọn niềng răng bằng mắc cài sứ, hoặc niềng răng mắc cài mặt trong, cũng là một điểm cộng.
- Và nếu bạn có điều kiện kinh tế cho phép thì bạn nên chọn mắc cài tự buộc. Đây là lựa chọn tốt nhất, thông minh nhất về trải nghiệm, đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả điều trị.
- Hoặc bạn cũng có thể chọn mắc cài kim loại buộc thun nếu tàichính của bạn có hạn. Việc sử dụng mắc cài kim loại truyền thống, bạn bắt buộc phải tới tái khám Bác sĩ đều đặn hơn.
10.Chăm sóc răng thế nào sau khi tháo niềng?
Sau khi niềng răng xong, răng của bạn sẽ được làm sạch hoàn toàn. Nha sĩ có thể đề nghị chụp X-quang để xem răng có thẳng được như ý muốn và có răng khôn nào phát triển không.
Nếu có, bạn sẽ phải nhổ chiếc răng khôn chuẩn bị mọc đó để phòng trường hợp răng khôn mọc lệch, ảnh hưởng đến những chiếc răng thẳng xung quanh.